Vẫn khai thác đề tài Đệ nhị thế chiến cũ kĩ và bị cái bóng của Infin
ity Ward đè nặng, nhưng những gì Treyarch làm được có thể diễn tả bằng hai từ "xuất sắc".
Hiếm có một dòng game nào để lại nhiều dấu ấn trong lòng game thủ như "tượng đài" Call of Duty. Xuất hiện từ chỗ "không tên tuổi" năm 2003, sản phẩm của Infinity Ward đã nhanh chóng trở thành hình mẫu không thể thay thế cho mọi tựa game lấy đề tài chiến tranh thế giới thứ 2. Để lại phía sau đối thủ nặng kí Medal of Honor, từng phiên bản Call of Duty "đến rồi đi" trong danh vọng, thành công và cả tiền bạc. Tất cả dường như lên đến "đỉnh điểm" khi CoD: Modern Warfare làm nức lòng hàng triệu fan hâm mộ, giật hàng loạt giải thưởng trên thị trường trò chơi năm 2007.
Dưới sức ép quá lớn mà Infinity Ward để lại, Activision công bố Call of Duty: World at War trong mối hoài nghi sâu sắc phía cộng đồng game thủ, nhất là khi phiên bản này được nhào nặn dưới bàn tay Treyarch (từng sản xuất Call of Duty 3 trên Xbox 360/PS3 năm 2006). Người viết dưới cương vị một game thủ từng kinh qua mọi phiên bản trên PC của dòng sản phẩm này cũng không khỏi kém tin tưởng vào studio kém tên tuổi tới từ Hoa Kì, nhưng tất cả đã bị xóa nhòa chỉ sau vài phút trải nghiệm trong World at War.
Cốt truyện của Call of Duty: World at War quay lại với thời kì Đệ nhị thế chiến và mang trong mình nét mới lạ khi khai thác chiến trường viễn đông, game thủ sẽ vào vai chàng binh nhì Miller cùng với quân đội Đồng Minh tả xung hữu đột với phát xít Nhật trong những ngày tháng hấp hối của phe Trục, nhất là khi Đức Quốc Xã không còn "thoi thóp" được bao lâu nữa. Thực chất bối cảnh Đông Á chỉ mới đối với series Call of Duty nói riêng, vì trước đó rất lâu người viết đã từng bắt gặp quân đội Nhật Hoàng trong Medal of Honor: Pacific Assault và Hidden and Dangerous 2 (2004).
Bên cạnh chiến trường viễn đông, game cũng không quên "khai thác lại" những ngày tháng hào hùng của "Đoàn quân Đỏ" khi đưa người chơi vào vai chiến sĩ Hồng quân Dimitri Petrenko với sứ mệnh cắm lá cờ búa liềm đại diện cho nước Nga vĩ đại trên nóc nhà Quốc hội Đức.
0 nhận xét:
Post a Comment